(Diễn đàn doanh nghiệp) – Với nhiều người, AVG còn là một cái tên lạ. Nhưng trong truyền hình kỹ thuật số, AVG được coi là một đối thủ “khủng”. Tính từ cái mốc dịch vụ truyền hình kỹ thuật số vệ tinh DTH của VTV chính thức trình làng 7 năm về trước, thị trường đã có thêm hai ông lớn VTC rồi VSTV nhập cuộc. Và giờ đây là “lính mới” AVG….
Từ xu hướng tất yếu đến lộ trình tại VN
Các nước trên thế giới đều coi xu hướng số hóa truyền hình là một hướng tất yếu và đều có những lộ trình thích hợp để tiến hành số hóa. Ước tính đến năm 2015, cơ bản các nước trên thế giới (đại diện cho cả 3 hệ truyền hình analog là PAL, SECAM và NTSC) đều hoàn thành quá trình số hóa. Tín hiệu số khi ấy trở thành một tiêu chuẩn giao tiếp giữa các đài truyền hình với nhau và các đài truyền hình analog sẽ trở nên cô độc trên con đường phát triển của truyền hình hiện đại.
Từ ngày 15/10/2004, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã cung cấp thử nghiệm dịch vụ truyền hình số DTH với 16 kênh (7 chương trình tiếng Việt và 9 chương trình quốc tế). Để xem được các chương trình truyền hình DTH, khán giả phải mua một bộ giải mã với giá bán vào thời điểm đó rất cao (xấp xỉ 2 triệu đồng). Mỗi tháng, người xem sẽ phải trả 65.000 đồng tiền thuê bao dịch vụ.
Nửa tháng sau, DTH chính thức phát sóng trên phạm vi toàn quốc, song song với mạng TH cáp và MMDS. Khi ra mắt, DTH tỏ ra yếu thế hơn 9 dịch vụ truyền hình cáp VCTV mà VTV đang cung cấp bởi chi phí cao hơn, dung lượng nội dung lại ít hơn hẳn. Lượng thuê bao DTH của VTV, trong suốt những năm sau cũng kém xa so với VCTV.
Cũng ngay trong năm đó, VTC tách ra khỏi VTV và trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hóa truyền hình thứ hai (do CEC – thành viên của VTC đứng ra cung cấp) và 6 năm sau, ngày 12/1/2010, Công ty Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) mới chính thức cho ra mắt dịch vụ DTH lớn nhất Việt Nam với thương hiệu K+. Ngoài ba đại gia kể trên, còn một số đơn vị khác cũng chia nhau miếng bánh thị phần trong cuộc chơi truyền hình trả tiền này như HTV, BTV cung cấp dịch vụ truyền hình vệ tinh (DTH) và SCTV, HCTV, BTS cung cấp dịch vụ truyền hình cáp (CATV)… Nhưng phải đến khi AVG bắt đầu “xuất đầu lộ diện”, các đối thủ mới có thêm động lực để cùng nhau tăng tốc.
Cuộc đua giành giật ngôi vị số 1
Ông Cao Văn Liết – Tổng giám đốc VSTV cho biết: “Thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ. Điều cốt lõi là sự khác biệt mà mỗi nhà cung cấp phải tạo ra để có thể cạnh tranh thành công”.
K+ muốn tận dụng lợi thế của đối tác Pháp Canal+ thiết lập mô hình truyền hình trả tiền tiên tiến và khác biệt với các đối thủ khác. K+ đã chọn hướng đi trở thành nhà cung cấp dịch vụ truyền hình sở hữu đầy đủ nhất các giải đấu thể thao sôi động hấp dẫn nhất thế giới, trong đó có nhiều giải phát sóng độc quyền như EPL (Premier League), Giải Tây Ban Nha (La Liga), Giải Ngoại Hạng Anh, Cúp C1, Cúp EUROPA, Giải vô địch Pháp, Giải vô địch Mỹ, Giải Italia, Giải Đức, Nam Mỹ, V-league (Việt Nam)… với các gói kênh phong phú và đa dạng, từ gói Access ban đầu 35 kênh đến gói Premium HD 79 kênh truyền hình. Mới đây, K+ gây chú ý với động thái tăng số lượng kênh ở gói cơ bản Access từ 37 lên 58 mà vẫn giữ nguyên phí hàng tháng là 50.000 đồng.
Xu hướng tạo sự khác biệt ấy được thể hiện khi SCTV mới đây công bố mở rộng phủ sóng, đầu tư công nghệ hiện đại hơn và gia tăng tiện ích xem truyền hình theo yêu cầu. Nhà cung cấp này công bố đạt 1 triệu khách hàng truyền hình cáp và 150.000 khách hàng internet năm 2010, và đưa ra mục tiêu đầu tư 8.000 tỉ đồng đến năm 2015. Mục tiêu nữa là phát 30 kênh HDTV năm nay và đến 50 kênh HDTV cuối năm 2015.
HTVC hiện đang phát sóng gần 100 kênh và công bố đẩy mạnh dịch vụ cộng thêm như truyền hình độ phân giải cao (HDTV), truyền hình theo yêu cầu (VOD), Mobile TV, truy cập internet tốc độ cao, truyền hình qua mạng internet (IPTV), trò chơi qua mạng và nhiều dịch vụ tương tác khác với khán giả.
HTVC hiện đang phát sóng gần 100 kênh và công bố đẩy mạnh dịch vụ cộng thêm như truyền hình độ phân giải cao (HDTV), truyền hình theo yêu cầu (VOD), Mobile TV, truy cập internet tốc độ cao, truyền hình qua mạng internet (IPTV), trò chơi qua mạng và nhiều dịch vụ tương tác khác với khán giả.
VTC thì chọn ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Khai thác Vệ tinh hàng đầu châu Á (AsiaSat) trong việc sử dụng vệ tinh AsiaSat5 làm vệ tinh truyền dẫn tín hiệu cho dịch vụ truyền hình DTH ở Việt Nam. Và nhờ thỏa thuận này, từ đầu năm 2010, VTC đã sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu từ vệ tinh AsiaSat5 để cung cấp gói dịch vụ truyền hình DTH mới với 30 kênh truyền hình độ nét cao (HD) và 70 kênh truyền hình độ nét tiêu chuẩn SD đến với các hộ gia đình sử dụng dịch vụ của VTC.
Nhập cuộc sau, bên cạnh việc cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng, AVG còn cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với gói kênh đầy đủ bước đầu là 55 kênh. AVG có 8 kênh truyền hình độ nét cao (HD) và 5 kênh radio. Ngoài ra, kênh truyền hình này cũng liên kết sản xuất chương trình với các đối tác khác như kênh An ninh Tivi (ANTV), kênh văn hóa phương Đông, kênh thể thao – giải trí, kênh trẻ em, kênh âm nhạc (với Đài PTTH Bình Dương). Công nghệ mà AVG sử dụng hiện nay đã được Hiệp hội Phát thanh – Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU) công nhận là tiên tiến nhất thế giới và AVG là đơn vị đầu tiên của châu Á thử nghiệm thành công, triển khai trên diện rộng.
Thời của giá rẻ
Đầu tiên phải kể tới việc cạnh tranh bằng chi phí rẻ. Hiện có mức giá “khủng” nhất trên thị trường là dịch vụ của K+. Mặc dù đã được giảm giá tới 30% kể từ 31/5/2011, nhưng xem ra vẫn còn khá cao so với các nhà cung cấp khác. Nhưng điều làm các nhà đài khác đau đầu hơn và cũng thể hiện tính cạnh tranh quyết liệt trong dịch vụ truyền hình trả tiền là như đại diện của K+ mới công bố, họ không kinh doanh trên thiết bị thu phát sóng nên cung cấp giá thiết bị xuống thấp nhất. Như thế giá trọn bộ thiết bị của K+ là 1,5 triệu đồng, trong khi đó giá trọn bộ thiết bị và lắp đặt của đối thủ cạnh tranh thường hơn 2 triệu đồng.
Dịch vụ của VTC có mức phí tương đối hợp lý hơn K+ nhưng khách hàng cũng cần đầu tư ban đầu khoảng 5,8 triệu để xem dịch vụ HDTV cho 1 năm đầu tiên. Một đối thủ khác là SDTV cũng tung ra gói dịch vụ với mức đầu tư ban đầu 3,1 triệu đồng cho 1 năm đầu tiên và sau đó gia hạn thuê bao tối thiểu là 100.000 đồng/tháng.
Trong khi đó, AVG cho biết, sẽ áp dụng mức thuê bao dự kiến dao động từ 60 – 150.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, trong 2 triệu thuê bao đầu tiên, hoặc 2 năm kể từ ngày cung cấp dịch vụ (tùy theo điều kiện nào đến trước), AVG sẽ áp dụng mức giá ổn định cho 3 gói kênh lần lượt là 33, 66 và 88.000 đồng/tháng – một mức giá khá mềm. Thậm chí, AVG sẽ cấp thiết bị đi kèm cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ ở các gói cước cao. Một ưu đãi rất dễ thuyết phục đối tượng khách hàng tiềm năng mở hầu bao, nếu so sánh ngay với ông bạn tư nhân K+: để hưởng thụ gói cước cao nhất Premium HD của K+, người xem phải trả khoản phí tương đối lớn: 7,5 triệu đồng bao gồm đầy đủ bộ thiết bị và phí thuê bao một năm.
Có được mức giá cạnh tranh này là nhờ tiềm lực kinh tế vững vàng của AVG. Ông Phạm Nhật Vũ từng chia sẻ: “AVG tham gia thị trường sau nên cái cốt yếu là cần có sự khác biệt, hoặc hấp dẫn hơn, hoặc rẻ hơn, hoặc chất lượng dịch vụ cao hơn. Chúng tôi phấn đấu đưa ra những gói kênh có chất lượng tương đương các nhà cung cấp khác nhưng giá sẽ thấp hơn hoặc giá bằng nhau mà có nội dung tốt hơn”. Cuộc chạy đua về giá giữa các đại gia phần nào cho thấy sức nóng cạnh tranh ở lĩnh vực truyền hình số vệ tinh. Cuộc chạy đua về giá giữa các đại gia phần nào cho thấy sức nóng cạnh tranh ở lĩnh vực truyền hình số vệ tinh. Nhưng cạnh tranh về giá chỉ là một lát cắt dễ nhìn thấy nhất. Điểm mấu chốt để tạo nên lợi thế kinh doanh chính là “thực đơn” mà các đại gia có thể mang lại cho khách hàng là gì?
Tăng kênh và độc quyền nội dung
Tăng kênh và độc quyền nội dung
Trong lĩnh vực truyền hình kỹ thuật số vệ tinh, cuộc đua tốn kém nhất chính là khẳng định thứ hạng về hàm lượng nội dung của từng gói kênh, đặc biệt chú trọng “con bài” truyền hình độ nét cao HDTV. Trong cuộc chạy đua DTH, truyền hình độ nét cao được coi như thứ vũ khí lợi hại mà các nhà đài sử dụng. Đặc biệt trong bối cảnh công nghệ truyền hình tương tự (analog) tại Việt Nam được dự báo sẽ bị “khai tử” vào năm 2020 thì HDTV là sự phát triển tất yếu mà không chỉ riêng các đài truyền hình trong nước hướng tới.
VTC đang dẫn đầu cuộc đua về số lượng kênh và độ phong phú của các chương trình. Hiện số kênh của VTC đã vượt hơn con số 100 kênh trong đó có tới 26 kênh truyền hình độ nét cao HDTV. Ở thời điểm hiện tại, VTC đang là nhà cung cấp dịch vụ HDTV qua vệ tinh duy nhất tại Việt Nam. Đơn vị này đang có 30 kênh HD, chủ yếu là của nước ngoài, chỉ có một số kênh HD do VTC tự sản xuất, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực thời trang, thể thao, giải trí… Cũng liên quan tới vấn đề bản quyền truyền hình, VTC hiện được cho là đang sở hữu bản quyền phát sóng nhiều kênh truyền hình độ nét cao nổi tiếng thế giới như: ASN HD, Discovery HD, NGC Wild HD, NGC Advanture HD, Fox Crime HD, Fox channel HD, FX HD, Starworld HD, NHK HD, National Geographic HD… Tuy nhiên, sự phong phú về mặt nội dung cũng như giá cả của loại hình dịch vụ này vẫn khá xa xỉ với phần đông người sử dụng. Chi phí ban đầu lắp đặt dịch vụ HDTV khá cao. Chỉ tính riêng đầu thu và chảo vệ tinh cũng lên tới gần 5 triệu đồng. Còn thuê bao hàng tháng người dùng phải trả cũng lên đến gần 100 nghìn đồng, đắt gần gấp đôi so với dịch vụ SDTV cấp thấp. VTC bán kèm luôn cả thiết bị (đầu thu, chảo vệ tinh), và mức phí 100 nghìn đồng/tháng (chỉ áp dụng cho năm đầu tiên với điều kiện người dùng phải mua thiết bị của VTC).
Trong khi đó, phải cuối năm nay K+ sẽ giới thiệu khoảng 20 kênh HDTV dạng này. K+ cũng cho biết công ty này sẽ phân phối luôn đầu thu và chảo vệ tinh đi kèm, chứ người dùng không phải mua ngoài. Hiện giá cả thiết bị vẫn chưa được tiết lộ nhưng chắc chắn chúng sẽ không thể quá cao so với sản phẩm của VTC. Là người đi sau trong lĩnh vực HDTV qua vệ tinh nên K+ sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nội dung. K+ cho biết các chương trình HDTV đều được mua bản quyền từ nước ngoài nên người dùng hoàn toàn yên tâm trong khi sử dụng.
Trước ngày trái bóng World Cup 2010 lăn, khán giả cũng đã chứng kiến cuộc chạy đua khốc liệt giữa VTC và VSTV để chiếm thị phần DTH trong suốt sự kiện thể thao bậc nhất hành tinh này. Một tuần trước sự kiện, VTC công bố nâng số kênh phát sóng lên 100, gấp đôi sau một năm khánh thành Vinasat 1. Tuyên bố đó khiến kỷ lục 70 kênh mà K+ vừa lập bị xô đổ, chỉ sau 15 ngày. Không chịu thua, K+ mạnh miệng, sẽ tăng lên 100 kênh vào cuối 2010. Và cuộc chiến tăng kênh, như một phương cách khẳng định thương hiệu, dù mấy người theo dõi nổi cỡ trăm kênh truyền hình đa màu sắc, cũng vì thế chưa có dấu hiệu dừng lại.
AVG đường đi và đích đến?
Những phác họa nói trên cho thấy phần nào bức tranh toàn cảnh của thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền trước và sau khi có sự góp mặt của AVG. Còn quá sớm để nói về nhân tố mới AVG, nhưng với cơ sở hạ tầng công ty này đang có, thì họ là đối thủ đáng gờm và cái tên AVG cũng đã gắn với những dấu mốc đáng kể.
AVG từng gây xôn xao dư luận, khi “thâu tóm” bản quyền truyền hình kéo dài 20 năm của toàn bộ các môn thể thao Việt Nam, “dễ như thò tay vào giỏ bắt cá”. Thậm chí, đã có những đồn đoán về việc Bộ VHTTDL đã “bật đèn xanh” cho AVG, khi tổ chức cả một cuộc họp giới thiệu ý định đàm phán với các Liên đoàn, Hiệp hội và đề nghị họ cân nhắc, xem xét về lời mời này. Kết quả, bản quyền V –league (vốn xưa nay thuộc độc quyền VTV) đã về tay AVG, với khoản 150 – 200 triệu đồng phí cố định cùng 20% lợi nhuận một năm. Ngoại trừ bóng đá còn gợn lên đôi chút băn khoăn, những đại diện các môn thể thao còn lại đều thấy sự kết hợp này là mối hời. Bởi trước đây, để lên sóng TH, các môn thể thao khác đều phải trả cho nhà đài một khoản phí nhất định nào đó. Nếu bắt tay với AVG, phí đã bằng 0 mà còn được hỗ trợ thêm, lại không phải lo việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, chẳng lo các đài “làm mình làm mẩy” gây khó dễ.
Sự có mặt của AVG cũng cho thấy bước đa dạng hoá hình thức phát sóng lâu nay vẫn còn hạn chế ở Việt Nam. Không bình luận về AVG, nhưng đại diện một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả trước thừa nhận đây là đối thủ đáng gờm trên thị trường, có điểm xuất phát sau nhưng lại chuẩn bị được một hạ tầng cơ sở đáng gờm, một sự đầu tư qui mô vào bản quyền các môn thể thao và chiến lược hút nhân sự đáng gờm khiến không ít nhà đài phải giật mình vì chảy máu chất xám. Quả thật, một khi AVG hoàn tất mạng lưới truyền dẫn phát sóng kỹ thuật số mặt đất trên toàn quốc (theo như giấy phép được cấp) thì khi đó những nhà đài của Nhà nước sẽ hết sức vất vả.
Chưa hết, AVG cũng đã được cấp phép thiết lập mạng viễn thông cố định nội hạt và cố định vệ tinh. Và việc AVG có được giấy phép thiết lập hạ tầng mạng, đặc biệt có băng tần để thực hiện việc truyền dẫn phát sóng trên phạm vi toàn quốc đã khiến nhiều người đặt ra tiếp câu hỏi: “Liệu AVG có nhảy vào thị trường viễn thông?” Trả lời câu hỏi này, một chuyên gia viễn thông nhận định, với những tài nguyên được cấp và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, rất có thể AVG sẽ là một nhân tố mới đầy nội lực của thị trường di động trong tương lai. Và tiếp nối các đại gia số hóa truyền hình, sẽ có không ít ông lớn viễn thông phải đau đầu tính toán, nếu nghi vấn đó trở thành hiện thực!
Một câu hỏi rất được quan tâm hiện nay: Khi chấp nhận đầu tư tổng lực cả nhân lực lẫn vật lực, AVG sẽ nhận lại khoản lời lãi gì? Phải chăng, ẩn đằng sau lộ trình này là cả một kế hoạch vô cùng khôn ngoan, được xây dựng bởi những chuyên gia già dặn thương trường, nhạy bén thời cuộc và luôn biết “đi tắt đón đầu” trong chiến lược định vị thương hiệu bài bản của mình. Cho dù đã có 7 năm phát triển nhưng truyền hình trả tiền ở nước ta vẫn còn khá non trẻ, lại chỉ khoanh vùng nơi các đô thị lớn. Đợi tới thời điểm analog bị khai tử, TH cáp cũng không còn đất sống, khi số hóa truyền hình trở thành đương nhiên và bắt buộc, ta sẽ thấy hạ tầng cơ sở, hệ thống dịch vụ khách hàng, các gói sản phẩm đã kịp hoàn thiện sau 9 năm của AVG tấn công thị trường lúc ấy sẽ phát huy sở trường hiệu quả tới cỡ nào. Tương lai sáng lạn ấy, chẳng cần phải là một chuyên gia cũng có thể nhìn thấy trước mắt.
Và trong khi đợi ngày ấy sẽ đến, AVG đang mỗi ngày một thể hiện sức trẻ, sức khỏe của chính mình trên đường đua cạnh tranh, tiếp tục trở thành mối bận tâm của khá nhiều “đồng nghiệp”. “Thêm một lắm điều hay…”, như một câu thơ nổi tiếng, mong thị trường sẽ còn có thêm nhiều AVG nữa!
Ý kiến chuyên gia:
Ý kiến chuyên gia:
Thị trường Việt Nam có nội lực, sức phát triển mạnh:
Ông Jean – Noel Tronc, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành CANAL Overseas (Tập đoàn CANAL +)
Chúng tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, sau nhiều năm phát triển truyền hình vệ tinh kỹ thuật số tới nhiều quốc gia, thuộc nhiều châu lục. Theo quan sát của chúng tôi, ở những nước có tốc độ phát triển nhanh và năng động, truyền hình cáp bao giờ cũng đi trước truyền hình vệ tinh KTS một bước. Nhưng sau một thời gian, kẻ hậu sinh luôn có tốc độ lớn mạnh rất nhanh, thậm chí vượt cả người đi trước.
Hiện tại, theo con số thống kê của Canal+, trên toàn thế giới có khoảng 1,2 triệu hộ gia đình có màn hình TV. Và gần một nửa, tức khoảng hơn 500 triệu hộ đã lựa chọn sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Cá nhân tôi đánh giá đất nước Việt Nam của các bạn là một thị trường đầy tiềm năng, có nội lực và sức phát triển rất mạnh.
Ông Jean – Noel Tronc, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành CANAL Overseas (Tập đoàn CANAL +)
Chúng tôi đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, sau nhiều năm phát triển truyền hình vệ tinh kỹ thuật số tới nhiều quốc gia, thuộc nhiều châu lục. Theo quan sát của chúng tôi, ở những nước có tốc độ phát triển nhanh và năng động, truyền hình cáp bao giờ cũng đi trước truyền hình vệ tinh KTS một bước. Nhưng sau một thời gian, kẻ hậu sinh luôn có tốc độ lớn mạnh rất nhanh, thậm chí vượt cả người đi trước.
Hiện tại, theo con số thống kê của Canal+, trên toàn thế giới có khoảng 1,2 triệu hộ gia đình có màn hình TV. Và gần một nửa, tức khoảng hơn 500 triệu hộ đã lựa chọn sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Cá nhân tôi đánh giá đất nước Việt Nam của các bạn là một thị trường đầy tiềm năng, có nội lực và sức phát triển rất mạnh.
Triển vọng đầy hứa hẹn:
Ông Arnaud De Villeneuve – Phó Tổng giám đốc VSTV
Việt Nam có dân số trẻ, 56% thuộc độ tuổi dưới 50. Thêm vào đó, đại bộ phận các bạn thanh thiếu niên có tư duy rất cởi mở, luôn sẵn sàng đón nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới mẻ. Và trong khi người dân châu Âu chỉ dành trung bình có 3,3 giờ/ tuần cho việc ngồi trước máy thu hình thì con số tương ứng tại Việt Nam là 3,45.
Ông Arnaud De Villeneuve – Phó Tổng giám đốc VSTV
Việt Nam có dân số trẻ, 56% thuộc độ tuổi dưới 50. Thêm vào đó, đại bộ phận các bạn thanh thiếu niên có tư duy rất cởi mở, luôn sẵn sàng đón nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới mẻ. Và trong khi người dân châu Âu chỉ dành trung bình có 3,3 giờ/ tuần cho việc ngồi trước máy thu hình thì con số tương ứng tại Việt Nam là 3,45.
Theo kết quả điều tra sơ bộ, hiện trong số 24 triệu hộ gia đình thì mới chỉ có từ 1,2 đến 1,4 triệu hộ đã sử dụng dịch vụ truyền hình cáp và số vệ tinh. Mảnh đất mênh mông còn lại đang ngập tràn hứa hẹn với những nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền”.
Còn quá sớm để nói về nhân tố mới AVG trên thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền, nhưng với cơ sở hạ tầng công ty này đang có, thì họ là đối thủ đáng gờm. Cho đến nay, AVG là một trong 3 đơn vị được cấp phép xây dựng hệ thống truyền dẫn phát sóng trên toàn quốc, bên cạnh hai ông lớn VTV và VTC. Đây cũng là công ty tư nhân thứ hai được cấp phép xây dựng hạ tầng truyền dẫn truyền hình kỹ thuật số tại Việt Nam (sau tập đoàn Canal+ của Pháp trong liên doanh truyền hình số vệ tinh VSTV khai thác kênh K+).
AVG thu hút được đội ngũ nhân sự hùng hậu:
Vào vị trí TGĐ có TS Trần Đăng Tuấn – nguyên PTGĐ Đài truyền hình VN. Nguyên Trưởng Ban Thời sự VTV – nhà báo Thanh Lâm về đảm trách mảng bản quyền của AVG. Một PTGĐ rất quen tên – TS Ngô Thái Trị – từng là Giám đốc Trung tâm tin học và đo lường của VTV. Và vị trí Giám đốc Truyền thông thuộc về nguyên Phó Tổng biên tập báo Lao Động – nhà báo Vũ Mạnh Cường…
Hồ Cúc Phương
Theo: Diễn đàn Doanh nghiệp
Theo: Diễn đàn Doanh nghiệp
0 comments:
Đăng nhận xét